Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Hàn thông dụng P1

Trong quá trình học, có rất nhiều bạn đã hỏi chúng mình rằng “Tại sao trong tiếng Hàn ngữ pháp lại khó nhớ như thế?” hay “Tại sao tiếng Hàn có nhiều động từ bất quy tắc như vậy?”. Đây chắc hẳn cũng là những thắc mắc chung của các bạn học sinh khi mới làm quen với ngôn ngữ này. Trước tiên muốn nắm vững các ngữ pháp trung-cao cấp trong tiếng hàn để nâng cao khả năng nói của mình thì cần nắm vững các ngữ pháp cơ bản, sơ cấp của tiếng Hàn. Vậy thì hôm nay Hana Space sẽ cùng các bạn tìm hiểu các ngữ pháp cơ bản nhất trong tiếng hàn trong bài viết ngày hôm nay.

1. Trợ từ chủ ngữ 은/는

Đây là trợ từ của chủ ngữ đứng sau danh từ, đại từ để biểu thị rõ chủ ngữ hay dùng nhấn mạnh, so sánh với chủ thể khác.

Nếu có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 은.

Nếu không có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 는.

Ví dụ:

저는 한국 사람입니다: Tôi là người Hàn Quốc.

저는 회사원이에요: Tôi là nhân viên công ty.

저는 한국어를 공부해요: Tôi học tiếng Hàn Quốc.

2. Tiểu từ chủ ngữ 이/가

Được gắn sau danh từ, đại từ để chỉ danh từ, đại từ đó là chủ ngữ trong câu. Trong một số mẫu câu tiếng Hàn, chúng ta có thể thấy 이/가 được lược bỏ nhưng đối với những ai mới bắt đầu học tiếng Hàn bạn nên viết đầy đủ để quen với cách sử dụng tiểu tử trong câu nhé!

Nếu có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 이.

Nếu không có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với 가.

Ví dụ:

가방이 있어요: Có túi xách.

모자가 있어요: Có mũ

책상위에 바나나가 있어요: Trên bàn có quả chuối.

3. Trợ từ tân ngữ 을/를

Là trợ từ tân ngữ đứng sau danh từ, cụm danh từ hoặc đứng trước động từ chỉ tân ngữ và ngoại động từ.

Nếu có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với을.

Nếu không có phụ âm ở gốc danh từ, đại từ thì dùng với를.

Ví dụ:

저는 한국어를 공부해요: Tôi học tiếng Hàn.

시장에서 과일을 샀어요: Tôi mua hoa quả ở chợ.

저녁을 먹었어요: Tôi đã ăn tối.

4. Các đuôi câu trong tiếng Hàn

  • Danh từ + 입니다

이다 gắn vào danh từ có nghĩa tiếng Việt là “là”. Hình thức kính ngữ của이다 là 입니다, thường dùng trong câu trần thuật.

Ví dụ:

회사원입니다: Tôi là nhân viên công ty.

베트남 사람입니다: Tôi là người Việt Nam.

민수입니다: Tôi là Minsu.

  • Danh từ + 입니까

입니까 là hình thức nghi vấn (hỏi) của입니다, có nghĩa trong tiếng Việt là “là… phải không”.

Ví dụ:

베트남 사람입니까?: Bạn là người Việt nam phải không?

토끼입니까?: Có phải là con thỏ không?

회사원입니까?: Bạn là nhân viên văn phòng đúng không?

  • Tính từ, động từ + ㅂ/습니까

Là đuôi từ chia trong câu hỏi của động từ và tính từ, là hình thức chia câu ở nghi thức trang trọng, lịch sự. Dịch nghĩa tiếng Việt là “Không, có… không?”

Động từ/ tính từ (có patchim) + 습니까?

Động từ/ tính từ (không có patchim) +ㅂ니까?

Ví dụ:

지금 무엇을 합니까?: Bây giờ bạn làm gì?

어디에 갑니까?: Bạn đi đâu thế?

무엇을 읽습니까?: Bạn đọc gì thế?

  • Danh từ + 예요/이에요

Đứng sau các danh từ, là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, có vai trò giống “입니다” và thay thế cho “입니다” dùng trong câu chia ở trường hợp không mang tính trang trọng, lịch sự.

Danh từ (có patchim) + 이에요

Danh từ (không có patchim) + 예요

Ví dụ:

학생이에요: Đây là học sinh.

우산이에요: Đây là cái ô.

우유예요: Đây là sữa.

  • Danh từ 이/가 아니 예요/아닙니다

Đuôi câu phủ định, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ. Đuôi câu này có nghĩa là “Không phải là”. Là dạng phủ định của 예요/이에요

Danh từ (có patchim) + 이 + 아니 예요/ 아닙니다.

Danh từ (không có patchim) + 가 아니 예요/ 아닙니다.

Ví dụ:

이것은 책이 아니 예요: Cái này không phải quyển sách

저 사람은 우리 친구가 아니 예요: Người đó không phải bạn của chúng tôi.

  • Động từ + (으)ㅂ시다

Là kết câu trong câu cầu khiến, đi cùng với các động từ chỉ sự yêu cầu, cầu khiến, rủ rê, cùng làm một việc gì đó. Có nghĩa: hãy cùng, cùng.

Động từ (có patchim) + 읍시다.

Động từ (không có patchim) + ㅂ시다.

Ví dụ:

커피를 마십시다: Hãy cùng uống cà phê.

다 같이 합시다: Cùng làm nào!

같이 영화를 봅시다: Nào cùng xem phim.

  • Tính từ, động từ + 잖아(요)

Là đuôi câu kết thúc câu mang ý nghĩa xác nhận một vấn đề mà người nghe và người nói đều biết.

Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Không phải là, sự thật là, như bạn thấy đấy, rõ ràng là, hiển nhiên là.

Cấu trúc:

Động từ/ tính từ + 잖아요

Danh từ + 이 + 잖아요

Động từ/ tính từ + 잖습니까/ 잖습니다

Động từ/ tính từ + 았/었/였 +잖아요

Ví dụ:

말했잖아요: Không phải là đã nói rồi sao.

예쁘잖아요: Đẹp mà.

벚꽃이잖아요: Rõ ràng là hoa anh đào mà.

  • Tính từ, động từ + 네(요)

Là đuôi kết thúc câu cảm thán diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ.

Cấu trúc:

Động từ/ tính từ + 네(요)

Động từ/ tính từ + 았/었/였 + 네(요)

Ví dụ:

사람들이 많았네요: Ôi đông người quá.

이 음식이 맛있네요: Ôi món này ngon quá.

그 여자가 예쁘네요: Cô gái kia đẹp quá.

  • Tính từ, động từ, danh từ + 군(요)/ 군나

Là đuôi kết thúc câu thường được dùng khi bạn nhận ra một điều gì đó

Cấu trúc:

Động từ + 는 + 군(요)/ 군나

Tính từ + 군(요)/ 군나

Danh từ + 이 + 군(요)/ 군나

Ví dụ:

예쁘군요: Thì ra là đẹp thế.

그렇게 하는 군요: Thì ra là phải làm thế.

철수이 군나: Thì ra cậu là Chulsu.

  • Động từ, danh từ + 지(요)

Là đuôi câu dùng để xác nhận một sự thật mà cả người nghe và người nói đều biết. Người nói dùng đuôi câu này để xác nhận lại sự thật hoặc dành sự đồng ý của người nghe.

Động từ, tính từ + 지(요)

Danh từ + 이 +지(요)

Ví dụ:

날씨가 춥지요?: Trời lạnh đúng không?

학생이지요?: Bạn là học sinh đúng không?

요즘은 바쁘지요?: Dạo này bạn bận đúng không?

  • Tính từ, động từ, danh từ + 거든(요)

Là đuôi câu dùng để đưa ra lí do nhấn mạnh một ý, một nguyên do nào đó.

Động từ/ tính từ +거든(요).

Động từ/ tính từ + 았/었/였 +거든(요).

Danh từ + 이 + 거든(요).

Ví dụ:

내가 지금 아프거든요: Vì bây giờ tôi đang bị bận

저는 한국어를 열심히 공부했거든요: Vì tôi đã học tiếng Hàn rất chăm chỉ

오늘 바빠거든요: Vì hôm nay tôi bận.

5. Cách chia động từ trong tiếng Hàn

Giống với nhiều ngôn ngữ khác, các thì trong tiếng Hàn Quốc đều có cách chia động từ khác nhau. Ví dụ như trong thì quá khứ tiếng Hàn, động từ sẽ chia dưới 3 dạng었/았/였다 chỉ hành động đã diễn ra và kết thức trong quá khứ. Cùng mình ôn tập lại bằng các bảng tổng hợp dưới đây nhé!

  • Thì hiện tại trong tiếng Hàn

Đuôi câu trang trọng

Động từ/ tính từ (có patchim) + ㅂ니다.

Động từ/ tính từ (không có patchim) + 습니다.

Ví dụ:

가다 -> 갑니다 : đi

먹다 -> 먹습니다 : ăn

Đuôi câu thân mật

Khi gốc động từ có nguyên âm là ㅏ,ㅗ thì + 아요.

Khi gốc động từ có nguyên âm là các âm còn lại thì + 어요.

Khi gốc từ dạng 하다 thì => 해요.

Ví dụ:

가다 ->  가요: đi

오다 ->   와요: đến

만나다 ->  만나요: gặp gỡ

사랑하다 -> 사랑해요: yêu

먹다 -> 먹어요: ăn

  • Thì quá khứ trong tiếng Hàn

Khi gốc động từ có nguyên âm là ㅏ,ㅗ thì +  았다.

Khi gốc động từ có nguyên âm là các âm còn lại thì + 었다.

Khi gốc động từ ở dạng 하다 thì => 했다.

Ví dụ:

가다 + 았어요 -> 갔어요 hoặc 갔습니다 : đã đi

오다 + 았어요 -> 왔어요 hoặc 왔습니다 : đã đến

먹다 + 었어요 -> 먹었어요 hoặc 먹었습니다 : đã ăn

읽다 + 었어요 -> 읽었어요 hoặc 읽었습니다 : đã đọc

공부하다 -> 공부했어요 hoặc 공부했습니다 : đã học

  • Thì tương lai trong tiếng Hàn

Thì tương lai tiếng Hàn có nội dung rất rộng nhưng trong bài viết này Sunny sẽ nêu lên 3 cách chia động từ thì tương lai thường gặp khi học ngữ pháp tiếng hàn sơ cấp.

Động từ + 겠다

Động từ + (으)ㄹ 거다

Động từ + (으)ㄹ + 게요

Ví dụ:

가다 -> 가겠어요: Sẽ đi

오다 -> 올 거예요: Sẽ đến

공부하다 -> 공부해요: Sẽ học

6. Cấu trúc N에서 ~ N 까지, N 부터 ~ N 까지

Khi muốn diễn tả phạm vi nơi chốn ta sử dụng cấu trúc N (nơi chốn) 에서 ~ N (địa điểm) 까지 với nghĩa “từ đâu…đến đâu”.

Ví dụ:

다낭에서 하노이까지 비행기 타요.

Tôi đi máy bay từ Đà Nẵng đến Hà Nội.

회사에서 집까지 걸어서 20분쯤 걸려요.

Tôi mất khoảng 20 phút đi bộ từ nhà đến trường

Khi muốn diễn tả phạm vi thời gian ta sử dụng cấu trúc (thời gian) 부터 ~ N (thời

gian) 까지 với nghĩa “từ lúc nào…đến lúc nào”.

7. Cấu trúc N1 + 이/가 + N2 + 에 있다/ 없다

Dịch sang tiếng Việt là “Có/ Không N1 ở N2). Trong đó N1 là danh từ chỉ người hoặc vật, N2 là danh từ chỉ nơi chốn.

Ví dụ:

책이 도서관에 있어요.

Ở thư viện thì có sách.

학교에 민우 씨가 없어요.

Minwoo không có ở trường học.

가방이 의자 옆에 있어요.

Cái cặp ở bên cạnh cái ghế.

8. Cấu trúc 면서 (Trong lúc)

Gắn vào sau động từ, tính từ, danh từ để nối liền hai mệnh đề. Chủ ngữ của mệnh đề trước và mệnh đề sau phải giống nhau. Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Trong khi”, “Vừa làm cái này vừa làm cái kia”.

Động từ/ tính từ (có patchim) + 으면서

Động từ/ tính từ (không có patchim) + 면서

Ví dụ:

우리는 커피를 마시면서 이야기를 해요.

Chúng tôi vừa uống cà phê vừa nói chuyện với nhau.

밥을 먹으면서 영화를 봤어요.

Trong khi ăn cơm tôi xem phim.

9. Cấu trúc 으면/면 (Nếu…thì)

Là vĩ tố liên kết 2 câu. Câu trước là điều kiện, câu sau là kết quả. Có ý nghĩa là nếu…thì…

Động từ/ tính từ (có patchim) + 으면

Động từ/ tính từ (không có patchim) + 면

Danh từ + (이)라면

Ví dụ:

비가 오면 가지 마세요.

Vì trời mưa nên đừng đi nữa.

저는 떡볶이 많이 먹으면 배가 아파요.

Tôi ăn quá nhiều bánh gạo cay nên đau bụng.

내가 너라면 친구한테 사과 할 거예요.

Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ xin lỗi bạn của bạn đấy.

10. Cấu trúc trợ từ so sánh 보다

보다 được gắn sau danh từ thứ hai sau chủ ngữ để so sánh danh từ đó với chủ ngữ. Trợ từ này thường đi kèm với 더 (hơn), có thể dùng hoặc không.

Ví dụ:

한국말이 베트남어보다 더 어려워요: Tiếng Hàn khó hơn tiếng Việt.

딸은 엄마보다 키가 커요: Con gái cao hơn mẹ rồi.

11. Cấu trúc 고 (Và)

Ngữ pháp nối giữa 2 động từ hoặc tính từ với nhau diễn tả vế sau bổ sung cho vế trước. Được dịch là “Và”

Ví dụ:

책을 읽고 자요: Tôi đọc sách và ngủ.

음식이 맛있고 조금 매워요: Món ăn ngày ngon và hơi cay.

Vui lòng để lại thông tin nếu bạn muốn tư vấn bất kỳ dịch vụ nào của HanaSpace.vn

You cannot copy content of this page