Chuseok (추석) hay còn gọi là Tết Trung thu của người Hàn Quốc. Đây là một trong ba dịp lễ lớn nhất của người Hàn Quốc ngoài Tết Nguyên Đán (설날) và Tết Đoan ngọ (단오). Khác với Việt Nam, kì nghỉ của họ được tính là kì nghỉ chính thức kéo dài trong 3 ngày. Đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất tại Hàn Quốc.
1 – Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu
Theo ngôn ngữ cổ Tết Trung thu được gọi là Hangawi (한가위). Han(한) nghĩa là to lớn, gawi(가위) trong (가운데) nghĩa là ở giữa. Chuseok rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch tức là ngày trọng đại ở giữa tháng 8.
Khi Tết Trung thu đến gần, cái nóng như thiêu đốt của mùa hè dần dịu lại và sự mát mẻ của mùa thu dần dần tiến vào. Trên những cánh đồng, lúa thì chín vàng còn trái cây đủ cả các loại. Đó chính là ngày thịnh vượng và biết ơn nhất trong năm đối với người Hàn Quốc cầu chúc cho một năm được mùa, tôn vinh đức hạnh của tổ tiên và chia sẻ tấm lòng ấm áp với hàng xóm láng giềng.
2 – Phong tục đón Tết Trung thu của người Hàn
Chuseok là ngày lễ trăng tròn đã có từ xa xưa. Họ tạ ơn trăng và làm những chiếc bánh gạo hình bán nguyệt gọi là songpyeon (송편). Người dân có phong tục cầu nguyện lên trăng bởi vì trăng hình bán nguyệt thì lớn dần theo thời gian nên họ coi đó là biểu tượng của sự phát triển.
Trong lễ Chuseok người dân còn lấy một nắm cây chín như cây lúa, kê…cắt rồi treo lên trên cột hoặc cổng nhà. Đây là hành động tạ ơn cho một mùa màng bội thu và cầu nguyện cho một năm sau thịnh vượng. Ở vùng Yeongnam, một số gia đình còn lấp đầy khu phức hợp Seongju bằng lúa mà họ mới thu hoạch. Họ cùng nhau quây quần bên nhau tham gia các nghi thức tổ tiên, viếng mộ, nghĩ đến tổ tiên và cố gắng báo đáp.
3 – Các món ăn trong ngày Tết Trung Thu
Songpyeon (송편) – Thông phiến
Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu của người Hàn Quốc. Songpyeon được làm bằng cách trộn bột gạo với ngải cứu, nhân sâm và thông khí để có hương vị và màu sắc khác nhau, sau đó hấp với đậu đỏ, đậu xanh, hạt dẻ và hạt vừng. Chúng ta có thể tận hưởng hương thơm và vẻ đẹp bên ngoài của nó bằng cách trải lá thông lên.
Trong quan niệm của người Hàn, cô gái nào khéo tay làm ra những bánh Songpyeon có hình dáng đẹp, thì sẽ tìm được ý trung nhân tử tế. Còn phụ nữ đã có gia đình thì sẽ sinh những đứa con xinh đẹp, ngoan ngoãn.
Toranguk (토란국) – Canh khoai sọ
Đây cũng chính là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu của người Hàn Quốc. Món canh này gần giống với canh bánh gạo hay được ăn vào Tết Nguyên Đán được bày biện trong các nghi thức nghi lễ tổ tiên. Khoai môn thì giàu dinh dưỡng và được tổ tiên chúng ta tận dụng từ thời xa xưa để cầu mong một sức khỏe trường thọ.
4 – Các trò chơi dân gian ngày Tết Trung thu
Ganggangsullae (강강술래) – Điệu nhảy vòng tròn Hàn Quốc
Trong đêm trăng tròn vụ mùa hoặc vào ngày lễ Chuseok, những người phụ nữ mặc Hanbok (한복) nắm tay tạo thành một vòng tròn và cùng nhau hát. Ganggangsullae đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Có một số giả thuyết về nguồn gốc của Ganggangsullae, trong đó nổi tiếng nhất là Yi Sun-sin. Chuyện kể rằng Yi Sun-sin tập hợp những người phụ nữ vào lúc nửa đêm, đốt lửa và hành quân dọc bờ biển hét lên Ganggangsullae. Quân đội Hàn Quốc đã giành không ít chiến thắng một phần nhờ có chiến thuật này.
Ssireum (씨름) – Đấu vật Hàn Quốc
Các cuộc thi đấu vật được tổ chức rất nhiều nơi trong kì nghỉ Chuseok của người Hàn Quốc. Ssireum thường được biểu diễn trên bãi cỏ hoặc bãi biển cát trắng, khán giả sẽ tập trung thành một vòng tròn xem hai người đàn ông cùng nhau đọ sức đấu vật bằng sức mạnh và kĩ năng của bản thân.
Juldarigi (줄다리기) – Kéo co
Kéo co cũng là một trò chơi dân gian phổ biến thường thấy trong ngày Tết Trung thu của người Hàn Quốc. Trò kéo co lưu truyền với niềm tin rằng bên thắng sẽ được muà màng tươi tốt, buôn bán sung túc, xua đuổi tà ma. Ngày nay, kéo co đã được đánh dấu là bộ môn thể thao chính thức của những ngày hội thể thao lớn tại Hàn Quốc.
TỔNG KẾT
Có thể thấy Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ tiêu biểu và quan trọng của người dân Hàn Quốc chứa đựng văn hóa truyền thống tín ngưỡng lâu đời thâm nhập từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những ai quan tâm đến văn hóa Hàn Quốc và muốn tìm hiểu sâu hơn về tín ngưỡng cũng như là nét đẹp truyền thống của dân tộc Hàn.