Việc học một ngôn ngữ luôn bắt đầu bằng việc tìm hiểu bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Chữ Hàn – hay còn gọi là Hangul, không thuộc hệ thống chữ Alphabet (a,b,c…), mà được biểu thị bằng các ký tự ㄱ ㄴ ㄷ….Người Hàn Quốc và người nước ngoài đều nói rằng chỉ mất một ngày để học tiếng Hangul, do tính đơn giản và triết lý logic. Bảng chữ cái tiếng Hàn không có mối liên hệ nào với bất kỳ chữ viết ngôn ngữ nào khác trên thế giới, vì vậy theo một cách nào đó, người học hangul có thể khó nắm bắt được nó lúc đầu, nhưng một khi họ hiểu nó, Hana Space chắc chắn rằng không ai có thể nói rằng hangul là một bảng chữ cái khó học.
I. Sơ lược lịch sử bảng chữ cái tiếng Hàn Hangul
1. Bảng chữ cái tiếng Hàn Hangul do ai tạo ra?
Bộ chữ được vua Sejong (vị vua thứ tư của triều Joseon) sáng tạo với sự góp sức của một số nhân sĩ trong Tập hiền điện. Bộ chữ viết này được hoàn thành vào khoảng cuối năm 1443, đầu năm 1444; và được ấn bản năm 146 trong một tài liệu có tên 훈민정음 (Huấn dân chính âm – nghĩa là “âm chính xác để dạy dân”)
2. Lịch sử trước khi xuất hiện bảng chữ cái tiếng Hàn Hangul
Cũng giống Việt Nam, Hàn Quốc cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nên người Hàn cũng từng sử dụng Hanja (chữ Hán) trong khoảng thời gian 2000 năm.
Vào thời đại Tam quốc ở bán đảo Hàn, họ sử dụng chữ Idu và Gugyeol (cũng giống như chữ Nôm của Việt Nam). Tuy nhiên, hệ thống chữ viết của Trung Quốc, hoặc hanja bởi dân số Hàn Quốc, rất phức tạp và tốn nhiều thời gian để học. Do đó, nó chỉ có thể dễ dàng tiếp cận với những người có nhiều thời gian để học và thông thạo ngôn ngữ – hầu hết là các học giả và các thành viên của tầng lớp hoàng gia và quý tộc. Với hàng trăm nghìn ký tự riêng lẻ tạo nên hanja, nhiều người nhận thấy rằng gần như không thể trở nên thành thạo ngay cả với nó. Do đó, tỷ lệ biết chữ ở mức thấp và sự tiến bộ chung của xã hội đang chậm lại rất nhiều.
Kết quả là, Vua Sejong đã quan sát thấy khoảng cách ngày càng gia tăng giữa những người đọc thông viết thạo và những người mù chữ ở đất nước của ông. Nghĩ đến tỷ lệ biết chữ của người dân của mình và sự phát triển của đất nước nói chung, ông đã bắt đầu tạo ra một loại chữ viết bản địa để người dân Hàn Quốc có thể dễ dàng học và sử dụng.
II. Nguyên lý cấu thành bảng chữ cái tiếng Hàn Hangul
1. Cấu tạo của hệ thống bảng chữ cái tiếng Hàn Hangul
- Hệ thống chữ Hangeul hiện đang được sử dụng có 51 ký tự, trong đó: 19 phụ âm đơn 11 phụ âm đôi và 21 nguyên âm
1.1. Bảng phụ âm tiếng Hàn
Gồm 19 phụ âm cơ bản và 11 phụ âm đôi ( patchim đôi):
- 14 phụ âm đơn: ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ
- 5 phụ âm kép: ㄲ ㄸ ㅃ ㅆ ㅉ
- 11 phụ âm đôi ( patchim đôi): ㄳ ㄵ ㄶ ㄺ ㄻ ㄼ ㄽ ㄾ ㄿ ㅀ ㅄ
ㄱ | ㄴ | ㄷ | ㄹ | ㅁ | ㅂ | ㅅ | ㅇ | ㅈ | ㅎ |
ㅋ | ㅌ | ㅍ | ㅊ | ||||||
ㄲ | ㄸ | ㅃ | ㅆ | ㅉ |
19 phụ âm cơ bản
1.2. Bảng nguyên âm tiếng Hàn
- 10 nguyên âm đơn: ㅏ ㅑ ㅓ ㅕ ㅗ ㅛ ㅜ ㅠ ㅡ ㅣ
- 11 nguyên âm đôi: ㅐ ㅒ ㅔ ㅖ ㅘ ㅙ ㅚ ㅝ ㅞ ㅟ ㅢ
ㅏ | ㅓ | ㅗ | ㅜ | ㅡ | ㅣ | ㅔ | ㅐ | ㅚ | ㅟ |
ㅑ | ㅕ | ㅛ | ㅠ | ㅖ | ㅒ | ||||
ㅘ | ㅝ | ㅢ | ㅞ | ㅙ |
2. Nguyên lý sáng tạo bảng chữ cái tiếng Hàn Hangul
2.1. Phụ âm (자음)
Các ký tự phụ âm được cấu thành dựa theo mô phỏng các bộ phận như lưỡi, vòm miệng, răng, thanh hầu sử dụng khi tạo âm thanh. Chúng ta sẽ phân loại theo bảng sau:
방법 위치 | 입술 Âm môi | 혀끝 Âm đầu lưỡi | 센입천장 Âm vòm miệng cứng | 여린입천장 Âm vòm miệng mềm | 목청 Âm thanh quản | |
안울림소리 Âm vô thanh | 파열음 Âm tắc | ㅂㅃㅍ | ㄷㄸㅌ | ㄱㄲㅋ | ||
파찰음 Âm tắc xát | ㅈㅉㅊ | |||||
마찰음 Âm xát | ㅅㅆ | ㅎ | ||||
울림소리 Âm hữu thanh | 비음 Âm mũi | ㅁ | ㄴ | ㅇ | ||
유음 Âm nước | ㄹ |
2.2. Nguyên âm (모음)
Nguyên âm Hangul được tạo nên theo nguyên lý Thiên – Địa – Nhân (천 – 지 – 인)
- Thiên: yếu tố bầu trời được biểu thị bằng dấu chấm tròn (ㅇ)
- Địa: yếu tố đất được biểu thị bằng dấu gạch ngang (ㅡ)
- Nhân: yếu tố con người được biểu thị bằng dấu gạch đứng (ㅣ)
Ba nguyên tố này kết hợp với nhau, lần lượt tạo nên các nguyên âm Hangul.
Các nguyên âm cũng được phân loại theo bảng sau:
III. Sự kết hợp nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn
1. Nguyên tắc viết Hangul
- Hangeul phải được viết theo thứ tự từ TRÁI sang PHẢI, từ TRÊN xuống DƯỚI
- Mỗi một âm tiết trong tiếng Hàn được kết hợp từ các nguyên âm và phụ âm
- Trong tiếng Việt, một nguyên âm có thể đứng độc lập. Khác với tiếng Việt, mỗi một âm tiết trong Hangeul đều phải có ít nhất 1 phụ âm đầu và 1 nguyên âm.
Ký tự | Phát âm | Thứ tự viết | |
PHỤ ÂM | ㄱ [기역/gi-yeok] | Phụ âm đầu: [k] / [g]Phụ âm cuối: [k] | |
ㄴ [니은/ni-eun] | Phụ âm đầu: [n]Phụ âm cuối: [n] | ||
ㄷ [디귿/di-geut] | Phụ âm đầu: [t] / [d]Phụ âm cuối: [t] | ||
ㄹ [리을/ri-eul] | Phụ âm đầu: [r] / [l]Phụ âm cuối: [l] | ||
ㅁ [미음/mi-eum] | Phụ âm đầu: [m]Phụ âm cuối: [m] | ||
ㅂ [비읍/bi-eup] | Phụ âm đầu: [b]Phụ âm cuối: [p] | ||
ㅅ [시옷/si-ot] | Phụ âm đầu: [s]Phụ âm cuối: [t] | ||
ㅇ [이응/i-eung] | Phụ âm đầu: âm câmPhụ âm cuối: [ng] | ||
ㅈ [지읒/ji-eut] | Phụ âm đầu: [j]Phụ âm cuối: [t] | ||
ㅊ [치읓/chi-eut] | Phụ âm đầu: [j’]Phụ âm cuối: [t] | ||
ㅋ [키읔/ki-euk] | Phụ âm đầu: [k’]Phụ âm cuối: [k] | ||
ㅌ [티읕/ti-eut] | Phụ âm đầu: [t’]Phụ âm cuối: [t] | ||
ㅍ[피읖/pi-eup] | Phụ âm đầu: [p’]Phụ âm cuối: [p] | ||
ㅎ [히읗/hi-eut] | Phụ âm đầu: [h]Phụ âm cuối: [t] | ||
NGUYÊN ÂM | ㅏ | [a] | |
ㅑ | [ya] | ||
ㅓ | [o] | ||
ㅕ | [yo] | ||
ㅗ | [ô] | ||
ㅛ | [yô] | ||
ㅜ | [u] | ||
ㅠ | [yu] | ||
ㅡ | [ư] | ||
ㅣ | [i] | ||
ㅐ | [e] | ||
ㅒ | [ye] | ||
ㅔ | [ê] | ||
ㅖ | [yê] | ||
ㅘ | [wa] | ||
ㅙ | [we] | ||
ㅚ | [uê] | ||
ㅝ | [wo] | ||
ㅞ | [wê] | ||
ㅟ | [wi] | ||
ㅢ | [ưi] |
2. Sự kết hợp của nguyên âm – phụ âm tiếng Hàn
- Phụ âm đầu: Tuy phụ âm có tổng cộng 51 phụ âm, nhưng chỉ có 19 phụ âm được sử dụng ở vị trí phụ âm đầu bao gồm các phụ âm : ㄱ, ㄴ,ㄷ,ㄹ,ㅁ,ㅂ,ㅅ,ㅇ,ㅈ,ㅊ,ㅋ,ㅌ,ㅍ,ㅎ,ㄲ,ㄸ,ㅃ,ㅆ,ㅉ
- Nguyên âm: Tất cả 21 nguyên âm được sử dụng
- Phụ âm cuối (hay còn gọi là batchim – nghĩa là “giá đỡ”): Chỉ có 27 phụ âm (16 phụ âm cơ bản + 11 phụ âm phức) được sử dụng ở vị trí phụ âm cuối
3. “Patchim” trong tiếng Hàn
27 phụ âm được sử dụng ở vị trí phụ âm cuối, và được chia thành 7 nhóm phát âm
1. [ㄱ] ㄱ, ㅋ, ㄲ, ㄳ, ㄺ
Phụ âm | Phát âm | Ví dụ |
ㄱ | ㄱ | 국 [국 – guk] |
ㅋ | 부엌 [부억 – bueok] | |
ㄲ | 밖 [박 – bak] | |
ㄳ | 몫 [목 – mok] | |
ㄺ | 읽다 [익따 – iktta] |
2. [ㄴ] ㄴ, ㄵ, ㄶ
Phụ âm | Phát âm | Ví dụ |
ㄴ | ㄴ | 문 [문 – mun] |
ㄵ | 앉다 [안따 – antta] | |
ㄶ | 많다 [만타 – manta] |
3. [ㄷ] ㄷ, ㅌ, ㅅ, ㅆ, ㅈ, ㅊ, ㅎ
Phụ âm | Phát âm | Ví dụ |
ㄷ | ㄷ | 닫다 [닫따 – dat-tta] |
ㅌ | 끝 [끋 – kkeut] | |
ㅅ | 옷 [옫 – ot] | |
ㅆ | 있다 [읻따 – it-tta] | |
ㅈ | 낮[낟 – nat] | |
ㅊ | 꽃 [꼳 – kkot] | |
ㅎ | 놓다 [녿타 – not-ta] |
4. [ㄹ] ㄹ, ㄼ, ㄾ, ㅀ
Phụ âm | Phát âm | Ví dụ |
ㄹ | ㄹ | 별 [별 – byeol] |
ㄼ | 넓다 [널따 – neol-tta] | |
ㄾ | 핥다 [할따 – haltta] | |
ㅀ | 끓다 [끌타 – kkeulta] |
5. [ㅁ] ㅁ, ㄻ
Phụ âm | Phát âm | Ví dụ |
ㅁ | ㅁ | 몸 [몸 – mom] |
ㄻ | 삶 [삼 – sam] |
6. [ㅂ] ㅂ, ㅍ, ㅄ, ㄿ
Phụ âm | Phát âm | Ví dụ |
ㅂ | ㅂ | 답 [답 – dap] |
ㅍ | 앞 [압 – ap] | |
ㅄ | 없다 [업따 – eoptta] | |
ㄿ | 읊다 [읍따 – euptta] |
7. [ㅇ] ㅇ
Phụ âm | Phát âm | Ví dụ |
ㅇ | ㅇ | 강 [강] [gang] |